Quy trình tẩy màng ro-tẩy cáu cặn hay vi sinh trước?
Thông thường, nước cấp vào màng RO đã được xử lý qua các công đoạn lắng, lọc thô, xử lý vi sinh, lọc tinh nhưng dù sử dụng thiết bị lọc gì thì vẫn còn một lượng tạp chất đi vào màng RO.
Màng RO là thiết bị lọc thẩm thấu ngược, có kích thước mao quản rất nhỏ nhưng các chất bẩn, vi sinh,… có kích thước lớn hơn mao quản RO thì đều bị giữ lại. Chính vì lý do đó mà sau một thời gian hoạt động thì các tạp chất sẽ lấp đầy lỗ mao quản, gây nghẹt, tăng áp và giảm lưu lượng nước. Do đó, cần phải vệ sinh để loại bỏ các tạp chất ra khỏi màng RO.
Tạp chất gây tắc nghẽn, cáu cặn màng RO thông thường là cáu cặn và vi sinh
Vậy có loại hóa chất nào vừa tẩy cáu cặn lại có thể tẩy vi sinh? Hóa chất nào có thể chống tắc nghẽn, chống cáu cặn màng Ro. Trên thị trường Chúng tôi chưa thấy có loại hóa chất nào có đáp ứng 2 công dụng này
Nếu sử dụng hóa chất tẩy riêng biệt (tẩy cáu cặn hoặc tẩy vi sinh) thì sử dụng hóa chất tẩy nào trước?
Quy trình tẩy:
- Bước 1: Tẩy vi sinh bằng hóa chất tẩy có tính kiềm (không phải kiềm)
- Bước 2: Tẩy cáu cặn bằng hóa chất tẩy có tính axit (không phải axit)
Trong quá trình tẩy cần lưu ý:
- Đường ống lắp đặt nên sử dụng đường ống mềm để dễ thao tác
- Trong suốt quá trình tẩy rửa cần kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy để biết hiệu quả tẩy và tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất như pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, chênh lệch áp suất…
- Không sử dụng hóa chất tẩy có tính axit để tẩy cáu cặn trước vì nếu trong màng RO có vi sinh thì hóa chất tẩy có tính axit sẽ phản ứng với màng vi sinh tạo lớp màng rất cứng làm cho màng RO bị tắc nghẽn còn nghiêm trọng hơn.
- Hóa chất tẩy thường không có chứng nhận FDA hay NSF vì thế khi kết thúc quy trình tẩy cần vệ sinh sạch hóa chất tẩy rửa bằng nước sạch, không chứa hóa chất clo sau khi kết thúc mỗi giai đoạn tẩy rửa.
Dịch vụ súc rửa, thay thế, phục hồi màng R.O công nghiệp của Long Trường Vũ
Vệ sinh màng RO-Những điều cần lưu ý sau:
Rất nhiều khách hàng cho Chúng tôi biết họ dùng axit để tẩy rửa màng RO thì rất sạch. Họ cho rằng áp lực trước khi tẩy là 08kg/cm2 nhưng sau khi tẩy áp đạt 05kg/cm2 và lưu lượng nước chảy mạnh hơn tức là cáu cặn đã được tẩy sạch. Chúng tôi có đặt câu hỏi “vậy trở lực thông thường là bao nhiêu thì họ cho biết khoảng 6kg/cm2”. Chúng tôi thắc mắt tại sao sau khi tẩy trở lực nước lại thấp hơn và lưu lượng nước lại lớn hơn thông thường, khách hàng vẫn trả lời là tốt chứ sao? Vậy có thật sự tốt không? Liệu màng RO có bị thủng không? Điều khách hàng quan tâm là lưu lượng nước và trở lực hay chất lượng nước được xử lý qua màng RO?
Chúng tôi được biết có hai dạng tạp chất gây tắt nghẽn màng RO:
- Các hợp tác vô cơ gồm các chất lơ lửng, ion của muối hòa tan, …
- Các hợp chất hữu cơ, vi sinh…
Để vệ sinh màng RO, chống tắc nghẽn, cáu cặn cần loại bỏ hai loại hợp chất này. Nếu như trong hệ thống RO không tồn tại vi sinh thì việc sử dụng axit hay hóa chất tẩy có tính axit thì có thể tẩy sạch cặn vô cơ. Nếu như trong hệ thống RO có tồn tại vi sinh, khi dùng axit hay hóa chất tẩy có tính axit thì các vi sinh sẽ bị đóng cứng lại rất khó loại bỏ, thậm chí tạo một lớp màng cứng vĩnh cữu che bít màng RO.
Điều Chúng tôi muốn đề cập ở đây là Quý công ty đã làm gì để kiểm soát nồng độ hóa chất trong suốt quá trình tẩy hay chỉ dựa vào kinh nghiệm (tuần hoàn từ 3-6 giờ, sau đó xả bỏ là xong). Nếu may mắn với loại cáu cặn có thể tẩy trong 3-6 giờ thì không có vấn đề gì. Còn nếu như loại cáu cặn chỉ cần tẩy 02 giờ là sạch thì thời gian dư sau đó có ảnh hưởng gì đến thiết bị không (ví dụ ăn mòn). Còn với loại cặn cứng đầu, cần thời gian tẩy nhiều hơn 6 giờ thì làm sao sạch được.
Sau khi tẩy xong hóa chất được xả bỏ và Quý khách hàng dùng nước sạch để vệ sinh thiết bị. Làm thế nào để nhận biết hóa chất tẩy đã sạch khỏi thiết bị. Cần lưu ý rằng “ nếu như không vệ sinh sạch hóa chất khỏi thiết bị thì lâu ngày thiết bị sẽ nhanh bị mục và điều quan trọng là hóa chất tẩy không được chứng nhận an toàn NSF nên một dư lượng nhỏ hóa chất tẩy còn sót lại sẽ gây hại nếu như nước màng RO được dùng để ăn uống và chế biến thực phẩm”
Chúng tôi nhận thấy việc tẩy rửa màng RO là việc làm cần thiết, nhưng cần quan tâm đến những tiêu chí sau:
1. Sạch cặn và an toàn cho thiết bị (Sử dụng quy trình tẩy hợp lý, có thiết bị để kiểm tra định lượng chứ không dựa vào kinh nghiệm)
2. Sạch hóa chất tẩy (sử dụng thiết bị kiểm tra định lượng
Sử dụng hóa chất bảo trì màng RO. Lưu ý với nước để ăn uống, chế biến thực phẩm
Nước cấp cho màng RO thường đã trải qua các công đoạn xử lý như lọc thô, khử mùi, lọc tinh…. Dù kích thước lọc tinh có nhỏ đến cỡ nào đi nữa thì những tạp chất nhỏ hơn kích thước lõi lọc vẫn rò rỉ vào màng RO. Kích thước màng RO rất bé nên các tạp chất bị giữ lại bên ngoài lớp màng, chỉ có nước và các tạp chất vô cùng bé hơn mao quản màng RO mới đi qua được. Các tạp chất không được đi qua màng RO một phần đi ra ngoài theo đường xả, một phần chui sâu vào các lớp màng bên trong.
Trong nước luôn tồn tại ion âm và dương nên các tạp chất dạng ion âm sẽ phản ứng với tạp chất dạng ion dương để tạo muối và sang lắng xuống màng RO. Lâu ngày sẽ làm bít lỗ mao quản màng RO, ngăn cản nước đi qua vì thế lưu lượng nước được lọc qua làng RO sẽ giảm, đồng thời trở lực qua màng RO sẽ tăng lên. Ngoài việc sử dụng hóa chất để xử lý vấn đề tắt nghẽn (tham khảo thêm chuyên đề “Sử dụng hóa chất tẩy màng RO-Những điều cần lưu ý) thì có giải pháp nào để các tạp chất không thâm nhập sâu vào các lớp bên trong màng RO để gây tắt nghẽn không?
Một giải pháp khá đơn giản là làm cho các tạp chất kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử lớn hơn kích thước mao quản lớp màng RO và tăng thời gian lưu (tức ngăn chặn sự sa lắng và bám dính của hợp chất này lên màng RO). Các hợp chất cao phân tử này sau đó sẽ được đưa ra khỏi hệ thống màng RO qua đường xả “drain”.
Hóa chất chống cáu cặn màng RO ngoài việc đáp ứng hai tiêu chí trên thì còn phải đáp ứng tiêu chí an toàn đối với nước sử dụng để cấp cho ăn uống, chế biến thực phẩm (chứng nhận NSF). Hóa chất bảo trì màng RO đã được chứng nhận NSF nhưng không có nghĩa là luôn an toàn mà cần có ngưỡng khống chế
PH nước sau RO vì sao thấp hơn pH nước cấp
Hiện nay công nghệ lọc nước dùng màng lọc RO được ứng dụng khá phổ biến trong các hệ thống lọc nước từ hệ thống lọc nước gia đình cho đến dây chuyền lọc nước tinh khiết công nghiệp công suất lớn để loại bỏ 95-99% của tất cả các khoáng chất và hóa chất (chất rắn hòa tan trong nước).
Trong nước thưởng chứa các Ion gây ảnh hưởng đến pH như NO3-, CO32-…. do đó khi chất lượng nước đã được xử lý qua RO thì hầu hết các Ion trên đã được loại bỏ do đó pH nước thường sẽ thấp hơn so với nước cấp. Chỉ tiêu pH thấp hơn bao nhiêu lần so với nước cấp phụ thuộc vào tỷ lệ % nước lấy sau khi qua RO, nếu nước lấy ít hơn nước xả bỏ thì pH sẽ thấp hơn nước lấy nhiều hơn nước xả bỏ.
RO – CƠ CHẾ CỦA HÓA CHẤT TẨY MÀNG RO
Quy trình tẩy rửa màng RO bao gồm hai giai đoạn tẩy rửa nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ, các hạt keo tụ, vi sinh vật, oxít kim loại và các chất cặn vô cơ.
- Giai đoạn 1: Sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính kiềm kết hợp với tác nhân tạo phức để loại bỏ vi sinh vật, chất keo tụ và các tạp chất hữu cơ.
- Giai đoạn 2: Sử dụng tác nhân tạo phức tính axít để loại bỏ cáu cặn oxít kim loại và các chất sa lắng vô cơ.
Giai đoạn 1: Sử dụng hóa chất LTV-U900.
- Chuẩn bị dung dịch LTV-U900 với nồng độ 1 ÷ 2%, pH 10 tại 300C.
- Bơm 20% dung dịch vừa chuẩn bi xuyên qua hệ thống màng RO và xả bỏ theo đường “drain”.
- Bơm tuần hoàn và ngâm dung dịch còn lại khoảng 15 phút trong thời gian khoảng 4 giờ.
- Dùng nước sạch không chứa hóa chất clo để bơm vào hệ thống RO nhằm loại bỏ hoàn toàn hóa chất
LTV-U900 ra khỏi hệ thống RO trước khi sử dụng hóa chất LTV-U800.
Nếu dung dịch rửa có sự thay đổi màu sắc lớn thì xả bỏ, chuẩn bị lại dung dịch mới và lặp lại quá trình rửa như cũ.
Giai đoạn 2:
- Chuẩn bị dung dịch LTV-U800 với nồng độ 1 ÷ 2%, pH 2 ÷ 3.
- Bơm 20% dung dịch vừa chuẩn bi xuyên qua hệ thống màng RO và xả ra theo đường “drain”.
- Bơm tuần hoàn và ngâm dung dịch còn lại khoảng 30 phút trong thời gian khoảng 3 ÷ 6 giờ.
- Dùng nước sạch không chứa hóa chất clo để bơm vào hệ thống RO nhằm loại bỏ hoàn toàn hóa chất LTV-U800 ra khỏi hệ thống RO.
Lưu ý:
- Quy trình rửa màng phải được thực hiện theo trình tự như trên, không được sử dụng hóa chất có tính axít để rửa màng RO trước khi sử dụng hóa chất có tính kiềm, vì sẽ nảy sinh một vài yếu tố tác động xấu đến lớp màng. Khi axít tác dụng với hợp chất hữu cơ sẽ hình thành một lớp màng bền vững bao quanh màng RO mà không thể loại bỏ được.
- Tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất đã đưa ra như giá trị pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy và chênh lệch áp suất.
- Rửa màng thật kỹ bằng nước sạch không chứa hóa chất clo sau khi kết thúc từng giai đọan tẩy rửa, kiểm tra pH trung tính.
Việc tẩy rửa hệ thống màng Ro phải được giám sát và điều phối bởi người có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tham gia thực hiện
CLORIN ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN MÀNG RO
Dù cho chất lượng nguồn nước có xấu và “cứng đầu” đến đâu cũng phải “khuất phục” trước một hệ thống lọc nước: hệ thống màng lọc RO.
Màng lọc RO loại bỏ được từ 90 – 99% khoáng có trong nước. Đây là hệ thống được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, dịch vụ và đời sống trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, nước trước khi qua màng lọc RO cần đáp ứng được một quy định rất quan trọng, đó là loại bỏ hoàn toàn clorin (Cl2) có trong nước.
Màng RO một màng mỏng làm từ vật liệu Cellulose Acetate, Polyamide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Những chất liệu này được có độ bền áp suất và cấu tạo rất tốt. Tuy nhiên, chúng lại bị phá hủy dần khi tiếp xúc với clorin có trong nước.
Clorin trong nước là một hợp chất hữu cơ có tính oxy hóa rất mạnh, co khả năng tẩy trùng và làm phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ khác khi tiếp xúc.
Chính vì vậy, Chúng ta đặc biệt lưu ý đến việc loại bỏ clorin trước khi qua hệ thống lọc RO để nâng cao tuổi thọ và hiệu quả làm việc của hệ thống.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/XoY6
0 nhận xét:
Đăng nhận xét